G7 TECH| KẾT THÚC TRIỂN LÃM ELECTRIC & POWER VIETNAM 2016
Chiều ngày 16/9 Triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 đã kết thúc tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. HCM.
Triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 khai mạc từ ngày 14/9, với quy mô gần 200 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 7 nhóm gian hàng quốc tế từ Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Triển lãm cũng đã thu hút hơn 4.500 khách tham quan chuyên ngành, cùng 195 đoàn khách đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
G7 TECH là công ty đi đầu về giải pháp trong ngành năng lượng, chuyên kinh doanh các thiết bị điện, chiếu sáng, giải pháp thông minh (Smart home, EMS, BMS…), năng lượng tái tạo dựa trên 3 lĩnh vực: Quản lý & tiết kiệm năng lượng, Tự động & truyền dẫn năng lượng, Tái tạo & bền vững năng lượng để mang lại sự tiện ích và tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính vì thế, trong triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016, công ty G7 TECH đã tham dự để quảng bá các sản phẩm tiện ích mà công ty đang kinh doanh đến với tất cả mọi người.
Gian hàng G7 TECH tại Triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016 thu hút hơn 4000 người đến tham quan. Đặc biệt, tại triển lãm, G7 TECH đã tiếp xúc với khoảng 200 người mua quốc tế và ký kết nhiều hợp đồng.
G7 TECH đã từng bước khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình đến với tất cả mọi người. G7 TECH – GIẢI PHÁP TIÊN PHONG TRONG NGÀNH NĂNG LƯỢNG.
G7 TECH – THAM GIA TRIỂN LÃM QUỐC TẾ LẦN 3 VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM
Hôm qua, 8-9, Triển lãm Quốc tế lần 3 về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – VSI Expo 2016 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Sài Gòn – SECC, Quận 7, TPHCM, với 200 gian hàng của 105 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.
Triển lãm trưng bày hơn 10.000 chủng loại sản phẩm, linh kiện thuộc các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, ngành cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô, điện tử-tin học, dệt-may và da giầy cũng như giới thiệu các giải pháp sáng tạo công nghiệp hỗ trợ.
Triển lãm do Sở Công Thương TPHCM tổ chức được thực hiện theo chương trình xúc tiến thương mại của thành phố.
Triển lãm VSI Expo 2016 là hoạt động tập hợp doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm, năng lực sản xuất, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường liên doanh, hợp tác sản xuất, trao đổi khoa học công nghệ, và tìm kiếm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (thứ 2 từ phải sang) tham quan gian hàng của G7 TECH
Là công ty đi đầu về giải pháp trong ngành năng lượng, luôn đầu tư, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm, giải pháp mới mang lại sự tiện ích và tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính vì thế, tham gia triễn lãm lần này là dịp để G7 TECH tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm bạn hàng, hợp tác đầu tư phát triển.
G7 TECH |TRIỄN LÃM ELECTRIC & POWER VIETNAM 2016 AND INDUSTRIAL AUTOMATION VIETNAM 2016
Chỉ còn khoảng 15 ngày nữa, “Triễn lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016 ” sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. HCM trong 3 ngày từ ngày 14 – 16/09.
Triễn lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016 là sự kiện 2 – trong – 1 diễn ra hai năm một lần chuyên ngành về Giải pháp Năng lượng, Điện và Kỹ thuật Tự động hóa cho ngành công nghiệp Việt Nam.
Là công ty đi đầu về giải pháp trong ngành năng lượng, luôn đầu tư, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm, giải pháp mới mang lại sự tiện ích và tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính vì thế, trong triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016 lần này, công ty G7 TECH sẽ tham dự để quảng bá các sản phẩm tiện ích mà công ty đang kinh doanh đến với tất cả mọi người.
Công ty G7 TECH kinh doanh các thiết bị điện, chiếu sáng, giải pháp thông minh (Smart home, BMS, EMS), năng lượng tái tạo. Và đó cũng là các sản phẩm mà G7 TECH sẽ đem đến trong triển lãm. Đây điều là các sản phẩm tiện ích và tiết kiệm năng lượng không chỉ góp phần giảm chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp, mà còn tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng.
Triển lãm Electric & Power Vietnam 2016 and Industrial Automation Vietnam 2016 là dịp để G7 TECH tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm bạn hàng, hợp tác đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ và mở rộng sản xuất.
PHÁT MINH MỚI – TẤM BỌT SINH HỌC BIẾN NƯỚC BẨN THÀNH NƯỚC SẠCH
Các kỹ sư tại Đại học Washington ở St. Louis (WUSTL) đã phát triển tấm bọt sinh học gốc graphene có thể được đặt trên các con đập và hồ bị bẩn hay nhiễm mặn để sản xuất nước uống sạch sử dụng năng lượng mặt trời.
Kỹ thuật mới này có thể trở thành phương pháp đơn giản và rẻ tiền giúp cung cấp nước sạch ở các quốc gia có phần lớn lượng nước bị ô nhiễm với các hạt bụi bẩn lơ lửng và các vật chất nổi khác.
Màng sinh học được tạo ra là một cấu trúc hai tầng gồm hai lớp nano xenlulô được tạo thành bởi vi khuẩn. Lớp dưới chứa xenlulô thuần túy, lớp trên chứa oxit graphene sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo ra nhiệt. Hệ thống này hoạt động bằng cách hút nước từ bên dưới giống như một miếng bọt biển, sau đó bay hơi ở lớp trên cùng, để lại các hạt bụi lơ lửng hoặc muối. Nước ngọt sau đó ngưng tụ bên trên, có thể được rút ra và sử dụng.
Các nhà khoa học cho biết quá trình này rất đơn giản. Điểm đặc biệt là mạng lưới sợi xenlulô nano được sản xuất bởi vi khuẩn có khả năng di chuyển nước với khối lượng lớn lên bề mặt bay hơi trong khi giảm thiểu lượng nhiệt giảm xuống, và toàn bộ được sản xuất trong một bước.
Mặc dù đây là một cách sử dụng graphene mới, các nhà nghiên cứu lại cho rằng quá trình tạo ra bọt sinh học hai lớp của họ mới thực sự là phần sáng tạo nhất của toàn bộ thí nghiệm. Tương tự như quá trình con trai tạo ra một viên ngọc: một hạt nhân nhỏ liên tục được phủ với các lớp chất lỏng dần dần cứng lại, vi khuẩn sử dụng trong vật liệu mới này tạo ra lớp sợi nano xenlulô có lẫn hạt graphene oxide.
Trong khi nuôi cấy vi khuẩn cho cellulose, các nhà khoa học đã cho thêm hạt graphene oxide vào chính môi trường hình thành vật chất trên. Các oxit graphene sẽ được trộn lẫn vào trong khi vi khuẩn sản xuất cellulose. Tại một thời điểm nhất định trong quy trình, họ dừng lại, bỏ môi trường hình thành vật chất có oxit graphene ra và làm lại môi trường mới. Đây là các bước tạo ra các lớp của bọt sinh học mới.
Các nhà nghiên cứu khẳng định vật liệu mới rất nhẹ, rẻ tiền, và có thể dễ dàng sản xuất với số lượng lớn. Không giống như các hệ thống đặc biệt đơn giản trước đó được thiết kế để lọc nước, bọt sinh học graphene đơn giản chỉ cần đặt trên mặt nước và không cần hệ thống ống hay năng lượng để đưa nước chạy qua để khử trùng.
Hệ thống sản xuất sử dụng để tạo ra bọt sinh học cũng có khả năng tạo ra các vật liệu cấu trúc nano khác có thể tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch nước triệt để hơn, cho phép sản xuất nước uống an toàn từ mọi nguồn.
Theo Newatlas
BIẾN NƯỚC TIỂU THÀNH…BIA BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Các nhà khoa học Bỉ hy vọng sẽ có thể mở rộng công nghệ này tới vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những nơi nằm ngoài mạng lưới điện để tạo ra chất lỏng có thể uống được và giúp khắc phục phần nào tình trạng thiếu nước tại những địa phương này.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent đã phát triển hệ thống năng lượng hiệu quả tại các nước đang phát triển, nơi năng lượng mặt trời rất dồi dào và tối ưu.
Theo đó, công nghệ này thu thập nước tiểu trong một thùng chứa được làm nóng và sau đó nước tiểu sẽ đi qua một lớp màng lọc để trở thành nước uống sạch.
Ngoài ra chất lỏng này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng để có thể sử dụng làm phân bón. Bằng phương pháp trên, cả hai “sản phẩm cuối cùng” của quá trình lọc đã không còn là chất lỏng từng được coi là đồ bỏ đi mà sẽ trở nên có ích với những người có nhu cầu.
Nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ này đã quyết định thử nghiệm tại một sự kiện âm nhạc và sân khấu diễn ra trong suốt 10 ngày và sẽ biến nước tiểu của hàng ngàn khán giả tại lễ hội thành 1.000 lít nước có thể uống được. Và theo phong cách của người Bỉ, lượng nước không lồ thu thập được từ sự kiện sẽ được dùng để ủ thành bia.
Mặc dù vậy, có lẽ câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu chúng ta có đủ can đảm để thưởng thức loại đồ uống này nếu biết nguồn gốc ban đầu của nó hay không, nhưng dù sao đây cũng là một phát minh hữu ích.
Theo vnreview.vn
SẮT NITRIDE – VẬT LIỆU MỚI GIÚP LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG TỐT HƠN
Sắt nitride – một vật liệu từ tính đáp ứng nhu cầu sản xuất thiết bị lưu trữ năng lượng linh hoạt nhưng nhỏ, nhẹ và bền hơn trước đây.
Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ đã phát triển một vật liệu từ tính để chế tạo ra các máy biến áp tần số cao nhỏ, nhẹ, rẻ nhưng bền và có hiệu suất cao hơn các vật liệu trước đây. Hệ thống lưu trữ di động và chuyển đổi năng lượng mới vừa vặn trong một chiếc xe bán tải này có thể ứng dụng cho lắp đặt năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt ngay cả ở những khu vực xa xôi nhất. Các mô đun này có thể lắp đặt nhanh chóng, tốn rất ít thời gian và kinh phí.
“Hệ thống mô-đun này có thể được triển khai nhanh chóng đến nhiều địa điểm nhưng rất tiết kiệm thời gian và các công đoạn lắp ráp”, Todd Monson ở Phòng Khoa học nano và đồng trưởng nhóm nghiên cứu Stan Atcitty ở Phòng Công nghệ và Hệ thống lưu trữ năng lượng, Trung tâm thí nghiệm Sandia cho biết.
Thử nghiệm tạo sắt nitride trong phòng thí nghiệm Sandia. (Ảnh: Randy Montoya)
Các nhà khoa học tại Sandia chế tạo ra sắt nitride (γ’-Fe4N) bột bằng bột sắt nghiền trong Nitơ lỏng và sau đó là amoniac. Bột sắt này sau đó được gắn kết lại bằng kỹ thuật nung kết trường hỗ trợ (FAST) để hình thành một vật liệu rắn từ bột lỏng thông qua các ứng dụng nhiệt và thi thoảng là áp suất. Kỹ thuật FASTcho phép tạo ra lõi biến áp từ nguyên liệu thô ban đầu chỉ trong vài phút mà không làm phân hủy các sắt nitride thiết yếu, như có thể xảy ra ở nhiệt độ cao trong quá trình nung kết thông thường. Phương pháp này có thể giúp chế tạo ra máy biến áp nhỏ hơn tới 10 lần so với hiện nay.
Không cần gia công
Kỹ thuật FAST cho phép nung kết trực tiếp bột sắt nitride thành từng chi tiết một cách hoàn hảo, chẳng hạn như nung kết thành lõi máy biến áp mà không cần gia công. Do từ tính, các máy biến áp làm từ sắt nitride sẽ gọn, nhẹ hơn máy biến áp truyền thống nhưng vẫn có hiệu năng rất lớn. Do đó, sắt nitride có thể trở thành vật liệu thô để chế tạo lõi máy biến áp mạnh, hiệu suất cao hơn cho lưới điện quốc gia.
Đến nay, các nhà khoa học tại Sandia đã chứng minh quy trình chế tạo lõi máy biến áp từ sắt nitride có các đặc tính vật lý, từ trường tốt và đang chuẩn bị thử nghiệm biến áp trong các thí nghiệm chuyển đổi năng lượng.Vật liệu từ tính rất quan trọng đối với các hệ thống chuyển đổi năng lượng thế hệ mới do chúng cần tới những máy đổi điện liên kết tần số cao, và điều này cũng củng cố những nỗ lực của Trung tâm Sandia trong việc tạo ra vật liệu thiết bị có đặc tính khe hở năng lượng (bandgap) siêu rộng cho các hệ thống điện năng được nâng cấp. Những vật liệu này có thể chịu được tần số cao hơn, nhiệt độ cao hơn, và cuối cùng là đáp ứng các thiết kế có mật độ năng lượng dày đặc hơn. Tổ nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho loại vật liệu mới này.
Monson, Atcitty và nhóm nghiên cứu xây dựng ý tưởng về vật liệu từ tính và điện năng này với sự hợp tác chặt chẽ của các nhà nghiên cứu từ nhiều đơn vị khác như Đại học California, Irvine và Đại học bang Arizona, những nhà khoa học này đã giúp gia công vật liệu và mô hình hóa hệ thống phân cấp.
Theo Tiasang
NƯỚC MUỐI CÓ THỂ TẠO RA LƯỢNG ĐIỆN NĂNG GẤP 1.000 PIN MẶT TRỜI
Ta hoàn toàn có thể tạo ra năng lượng từ sự khác biệt giữa nước mặn và nước ngọt. Khi nước mặn và nước ngọt được chia tách ra bởi một màng ngăn một số loại ion nhất định, có một lực đẩy nước ngọt vào nước mặn. Và chính lực ấy có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng, các nhà nghiên cứu đặt tên chúng là “năng lượng thẩm thấu”.
Nhưng sự sản sinh loại năng lượng này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển của một ion khi qua lớp màng ngăn: màng càng dày thì tất nhiên ion chảy qua sẽ càng chậm. Theo lý thuyết, năng lượng thẩm thấu có thể được tạo ra tự động với một lớp màng ngăn mỏng. Nhưng hệ thống dựa theo lý thuyết này có thể đạt được trong thực tế?
Gần đây, các nhà khoa học đã trả lời được câu hỏi này, bằng cách sử dụng một màng ngăn mỏng ở mức nguyên tử, tạo nên từ hợp chất hóa học molybdenum-disulfide (MoS2). Trong báo cáo kết quả, họ mô tả một màng MoS2 với một lỗ lọc nhỏ ở mức nano (0.000000001 m), màng đó được sử dụng để ngăn hai khối lớn chứa hai loại nước có nồng độ muối khác nhau, mục đích để tạo ra năng lượng thẩm thấu.
Đầu tiên, hãy hiểu về dòng thẩm thấu là gì
Không phải mọi loại ion đều có thể xuyên qua lỗ nano của màng MoS2. Các điện tích bề mặt có tại lỗ lọc nano hạn chế việc luân chuyển ion, vì thế chỉ một số ion nhất định có thể đi qua lỗ nano ấy, từ đó tạo ra một dòng ion thẩm thấu. Kích cỡ của dòng ion sẽ được quyết định bởi các điện tích bề mặt có tại lỗ lọc nano.
Ví dụ về lỗ có kích cỡ nanomet
Phân tích kết quả thí nghiệm tại mức pH 5 cho thấy một điện tích bề mặt âm tồn tại tại lỗ lọc nano,. Và khi kích cỡ của lỗ lọc tăng lên thì lượng điện tích âm càng được tích nhiều tại bề mặt. Điều này sẽ khiến cho các ion âm sẽ không thể lọt qua lỗ lọc nano (chúng sẽ bị dội ngược lại) và cho phép các ion dương đi qua. Kết quả có được là một dòng điện ion dương đi qua màng ngăn.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng độ dẫn điện của lỗ lọc nano tăng lên tỉ lệ thuận với độ pH. Họ cho rằng đây có thể là do lượng điện tích bề mặt âm tăng lên tại lỗ lọc này. Tương tự, việc tăng độ pH tăng dòng điện cũng khiến điện áp và bản thân dòng điện tăng lên. Tất cả đều chỉ ra tầm quan trọng của lượng điện tích bề mặt tại lỗ lọc nano tới các chuyển động của ion.
Ảnh hưởng của độ dày và độ lớn
Để hiểu hơn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm thêm về ảnh hưởng của kích cỡ lỗ lọc nano lên đường đi cũng ion cũng như ảnh hưởng tới kết quả của lượng điện tạo ra được. Họ tìm ra rằng việc chọn lọc ion của lỗ lọc này giảm khi mà kích cỡ của lỗ lọc này tăng lên. Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi lẽ vành của lỗ lọc nano càng xa thì những ảnh hưởng mà chúng mang lại tới điểm giữa lỗ lọc càng ít.
Độ dày của màng ngăn cũng là một thành tố tối quan trọng trong lượng điện năng có thể được tạo ra bằng phương pháp này. Theo như lý thuyết thì màng càng mỏng sẽ tạo ra lượng điện năng càng lớn. Một chương trình giả lập được tạo ra, nhằm thử nghiệm vấn đề này và đúng như dự đoán,lượng điện tạo ra càng ít khi mà số lượng lớp tăng lên. Dù vậy thì đây mới chỉ là thử nghiệm giả lập, những thử nghiệm thực tế vẫn chưa được tiến hành.
Một câu hỏi lớn nữa là lượng năng lượng tạo ra được là bao nhiêu với một hệ thống tưởng chừng đơn giản như vậy? Các nhà khoa học đã thực hiện tính toán bằng cách thử nghiệm trên hệ thống giả lập gồm một lớp MoS2 có độ dày bằng một nguyên tử, 30% bề mặt của màng ngăn này chứa những lỗ lọc có đường kính 10 nanomet (0.00000001 m). Với một građien muối chuẩn, bạn có thể có được tỷ trọng năng lượng là 1.000.000 W/m2. Nếu bạn chưa hình dung cụ thể ra thì đây, lượng năng lượng mà ta có được từ pin Mặt Trời rơi vào khoảng 1.000 W/m2.
Từ con số khổng lồ ấy, ta thấy được tiềm năng của một nguồn năng lượng tái tạo cực lớn từ lớp màng MoS2 cùng với những lỗ lọc nano. Mặc dù vẫn có những khó khăn nhất định trong việc tạo ra một màng ngăn ở mức nguyên tử đủ lớn để tạo ra lượng điện năng lớn, ta vẫn có thể thấy được tìềm năng sử dụng của công nghệ này, đó là tạo ra điện năng cho các thiết bị điện tử.
Tham khảo arstechnica
G7 TECH | KẾT THÚC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM QUỐC TẾ LẦN 9
Chiều ngày 23/7 Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về công nghệ và thiết bị điện (Vietnam ETE 2016) cùng Hội chợ triển lãm quốc tế lần thứ 6 công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh (Enertec Expo 2016) đã kết thúc tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn – SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. HCM .
Triển lãm Quốc tế ETE và Hội chợ triển lãm Quốc tế Enertec Expo 2016 khai mạc từ ngày 20/7, với quy mô gần 300 gian hàng của hơn 140 doanh nghiệp Việt Nam, Quốc tế.
Là công ty đi đầu về giải pháp trong ngành năng lượng, G7 TECH kinh doanh các thiết bị điện, chiếu sáng, giải pháp thông minh (Smart home, EMS, BMS…), năng lượng tái tạo dựa trên 3 lĩnh vực: Quản lý & tiết kiệm năng lượng, Tự động & truyền dẫn năng lượng, Tái tạo & bền vững năng lượng để mang lại sự tiện ích và tiết kiệm tối đa cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Chính vì thế, trong triển lãm Vietnam ETE & Enertec Expo lần này, công ty G7 TECH đã tham dự để quảng bá các sản phẩm tiện ích mà công ty đang kinh doanh đến với tất cả mọi người.
Gian hàng G7 TECH tại Triển lãm Quốc tế ETE và Hội chợ triển lãm Quốc tế Enertec Expo 2016 thu hút hơn 3.500 người đến tham gia. Đặc biệt, tại hội chợ, G7 TECH đã tiếp xúc với khoảng 150 người mua quốc tế và ký kết nhiều hợp đồng.
Gian hàng G7 TECH thu hút rất đông người đến tham quan
Đây là một khởi đầu thành công của G7 TECH vì đã nhận được sự quan tâm, chú ý của tất cả mọi người, góp phần thúc đẩy G7 TECH khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình.
LED TUBE NANO – PHÁT MINH MỚI TRONG CHIẾU SÁNG
Tube Nano – cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp
Chiều dài Led Tube được cải thiện mỗi ngày, năm 2015 đã chế tạo được vật liệu mới cho thân tube và được đưa vào sản xuất và bán trên thị trường.
Và phát minh mới về vật liệu cho thân tube được gọi là Nano-plastic T8 LED tubes (Tube Nano T8)
Lơi ích của Tube Nano
1. Hệ số xuyên sáng cao từ 92.06% – 91.50% và phát ra ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng
Tất cả các thấu kính PC của ống đèn Led tube phần lớn quyết định đến ánh sáng đèn phát ra. Nếu thấu kính bị mờ sẽ làm cho ánh sáng phát ra không chói mắt nhưng hiệu suất chiếu sáng giảm, còn thấu kính sạch tuy không làm giảm hiểu suất chiếu sáng nhưng phát ra ánh sáng gây khó chịu cho người sử dụng.
Còn đèn Tube Nano thì khác, đèn Tube Nano sử dụng hạt nano làm vật liệu, do đó, ánh sáng từ đèn Tube Nano phát ra tự nhiên, ánh sáng chân thật và không gây chói mắt và hệ số phát sáng của đèn Tube Nano có thể đạt đến 92%.
Cung cấp thông lượng ánh sáng đầu ra nhiều hơn từ 5-12% so với các sản phẩm Tube nhựa khác; cho ánh sáng chân thật và nhiệt độ màu dịu mắt.
Led Tube Nano
2. Chịu được tác động mạnh và bền hơn
Hệ số nhiệt giãn nở của nhựa Nano thấp hơn đồng và trên thị trường hiện nay chỉ có 30% các sản phẩm làm bằng nhựa polycarbonate có khả năng không bị thay đổi hình dạng dù chịu tác động của nhiệt độ cao và nhựa Nano nằm trong số 30% đó. Tuy nhiên độ bền của nhựa Nano tốt hơn gấp 2 lần so với vật liệu làm thấu kính PC (polycarbonate lense). Trong thử nghiệm thả đèn Tube Nano từ độ cao 2m xuống, đèn vẫn nguyên vẹn, không bị bất kì tác động nào.
3. Lớp nhựa không bị lão hóa theo thời gian và không bị phai màu
Tube nhựa Nano có ưu điểm vượt trội, được dùng trong thời gian dài chất lượng không bị thay đổi
4. Khối lượng nhẹ và tản nhiệt tốt hơn
Bình thường thấu kính PC dày khoảng. 0.8-1mm và tản nhiệt hoàn toàn phụ thuộc đế tản nhiệt nhôm. Còn đèn Tube nhựa Nano có độ dày 0.4-0.5mm và tản nhiệt tốt mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì.
So sánh với Tube nhựa PC thường
TUBE NHỰA PC THƯỜNG | TUBE NANO |
H=100÷1200 lm/W | H=130÷145lm/W |
LOR (hệ số khai thác): 85,5:90% | LOR ( hệ số khai thác): 91:93% |
Lão hóa lớp nhựa theo thời gian (Công nghệ hạt nhựa PC) | Lớp nhựa không bị lão hóa (Công nghệ hạt PCT nano |
Led Tube Nano – sản phẩm đã được chứng nhận của nhiều tổ chức uy tín và hàng đầu trên thế giới
Đèn Led Tube Nano ra đời trên cơ sở đèn Led Tube nhựa PC thường nhưng được cải tiến mới về chất liệu sử dụng. Giống như tên gọi, đèn Led Tube Nano sử dụng chất liệu nhựa Nano cho thân tube. Tuy sản phẩm mới được hoàn thiện đưa vào sản xuất và bày bán ra thị trường năm 2015, nhưng đèn Led Tube Nano đã nhận được sự tin cậy của nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới
BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SINH HỌC
Nhiên liệu sinh học từ chất xơ
Nhiều quốc gia, trước hết là Mỹ có kế hoạch đầu tư lớn vào năng lượng sinh học. Ngày 8/1/2010 Chính phủ Mỹ phê chuẩn 2,3 tỷ USD để hỗ trợ cho các nguồn năng lượng xanh. Ngày 3/2/2010 Chính quyền Obama và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã cùng công bố Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) để thúc đẩy việc phát triển nhiên liệu sinh học. Theo kế hoạch, đến năm 2022 nhiên liệu tái tạo phục vụ giao thông ở Mỹ mỗi năm phải đạt tới 36 tỷ gallon (1 gallon = 3,785 lít) .
Tháng 11/2010, EPA xác định cuối năm 2011 phần nhiên liệu sinh học từ chất xơ (cellulose) phải đạt tới 6,6 triệu gallon (nên lưu ý là từ chất xơ chứ không phải từ tinh bột sắn như dự án ở nước ta), phần diesel sinh học phải đạt 800 triệu gallon, phần nhiên liệu sinh học tiên tiến (advanced biofuel) phải đạt 1,35 tỷ gallon, phần nhiên liệu có thể tái sinh phải đạt 13,95 tỷ gallon (!).
Trước đó, ngày 2/6/2010 Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã hỗ trợ 5 triệu USD để phát triển nguồn năng lượng sinh học phi lương thực. Về nhiên liệu sinh học tiên tiến DOE dành ra 80 triệu USD để hỗ trợ nghiên cứu, trong đó có phần nghiên cứu nhiên liệu từ sinh khối tảo, nhiên liệu xanh trong không trung…
Tìm kiếm năng lượng tái sinh
Liên minh Châu Âu (EU) quyết định giảm thiểu phát tán khí nhà kính và giảm nhu cầu nhập khẩu xăng dầu bằng cách thực hiện mục tiêu thay thế 10% nhiên liệu dùng trong vận tải bằng các nhiên liệu tái tạo. Có 14 quốc gia trong EU thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và triển khai sản xuất nhiên liệu sinh học. EU dành ra 37 triệu Euro (trong đó 23 triệu Euro lấy từ FP7) để hỗ trợ sự nghiệp này.
Có 14 quốc gia trong EU thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và triển khai sản xuất nhiên liệu sinh học.
Chính phủ Đức xác định đến năm 2020 ở nước này nguồn năng lượng có thể tái sinh ít nhất cũng phải đạt 30% tỷ lệ điện năng được sử dụng. Chính phủ Pháp huy động 1,35 tỷ Euro để hỗ trợ cho sự phát triển nhiêu liệu sinh học và các nguồn năng lượng tái sinh. Pháp còn huy động thêm 2 tỷ Euro từ tư nhân để hỗ trợ cho các dự án quan trọng này. Phần Lan quyết định trong 10 năm tới, mỗi năm huy động 327 triệu Euro để dành cho các nguồn năng lượng tái sinh. Nhờ phát triển các nguồn năng lượng tái sinh mà Phần Lan đến năm 2020 sẽ giảm thiểu mỗi năm được đến 7 triệu tấn CO2 thải loại vào không khí.
Chính phủ Canada đã yêu cầu từ ngày 15/12/2010 trở đi trong xăng phải có 5% các nhiên liệu có thể tái tạo. Ngày 5/6/2010, Chính phủ Canada quyết định hỗ trợ khoảng 4,7 triệu USD để giúp tỉnh Nova Scotia nuôi cấy tảo biển trên quy mô lớn để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Xăng sinh học từ mía và rơm rạ
Về xăng sinh học, từ năm 2010 đã có 3 nhà máy ở Nhật Bản sản xuất xăng sinh học và cả nước có trên 2.000 trạm bán xăng sinh học. Các nhà máy này đã chuyển hóa thân mía và rơm rạ lúa mỳ thành ethanol (càng thấy việc sản xuất từ sắn ở nước ta là không hợp lý). Trộn 43% cồn sinh học với 57% khí thiên nhiên để tạo thành Ethyl tert-butyl ether (ETBE), lại trộn với 99% xăng để tạo thành xăng sinh học. Nhờ đó mà CO2 thải ra rất ít, có lợi lớn cho môi trường.
Trung Quốc, nước có dân số đứng đầu thế giới cũng đã xác định tạo ra chính sách ưu tiên sản xuất và sử dụng diesel sản xuất từ mỡ động vật và dầu thực vật. Các sản phẩm này được miễn thuế nếu lượng dầu hay mỡ chiếm không dưới 70%. Ngoài ra, Trung Quốc chủ trương phát triển các nguồn điện năng từ sinh khối phụ phẩm nông lâm nghiệp để hạ giá thành từng đơn vị tiêu thụ điện